Quả dứa là một loại trái cây nhiệt đới vô cùng nổi tiếng. Bên trong quả dứa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của người dùng như: vitamin, khoáng chất, hợp chất hữu cơ… Việc ăn dứa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại trái cây này và biết sử dụng đúng cách.
Nguồn gốc địa lý và khu vực phát triển quả dứa
Dứa ban đầu được trồng ở Nam Mỹ, sau đó, ngày càng được phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay, theo ghi nhận, Đông Nam Á chính là khu vực có diện tích trồng dứa nhiều nhất thế giới.
Nói về việc dứa được trồng phổ biến trên toàn thế giới phải kể đến hành trình khám phá của các nhà thám hiểm. Cùng với việc đến châu Âu của mình, Columbus mang một số lượng dứa tới đây. Trong khi đó, người Tây Ban Nha đã mang giống của loại trái cây này đến Philippines.
Vào đầu thế kỷ 19, dứa được trồng tại Hawaii và đảo Guam. Từ đây, những đồn điền dứa đầu tiên đã được ra đời vào năm 1886. Những đến năm 1720, chúng được trồng trong các nhà vườn và nhà kính.
Các giống dứa phổ biến được trồng trên toàn thế giới hiện nay như: Pernambuco, Smooth Cayenne, Hilo, St. Michael, Red Tây Ban Nha, Natal Queen và Kona Sugarloaf. Những công ty sản xuất dứa nổi tiếng Dole Dole, Maui và Del đã được hình thành vào đầu thế kỷ 19.
Đặc điểm dinh dưỡng của quả dứa
Dứa (Ananas comosus) là một loại cây xứ nhiệt đới. Chúng thuộc giống cây thân thảo lâu năm. Chiều cao của cây dứa có thể lên đến từ 1-1.5m. Một cây dứa có thể có nhiều lá máng và nhịn. Tùy theo từng giai đoạn, lá sẽ dài từ 30 đến 100cm.
Bên trong dứa có chứa nhiều quả dứa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như
- Vitamin C: Bên trong thành phần của dứa có chứa một lượng vitamin C đáng kể. Dưỡng chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Đồng thời, hạn chế viêm nhiễm cũng như tăng khả năng hấp thụ sắt.
- Kali: Đây chính là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chúng cùng giúp duy trì ổn định chỉ số huyết áp của người dùng.
- Chất xơ: Thành phần dinh dưỡng này giúp tăng cường quá trình tiêu hóa cũng như giảm nguy cơ táo bón một cách hiệu quả.
- Vitamin A: Dưỡng chất giúp bảo vệ thị lực của con người. Bên cạnh đó chúng còn duy trì vẻ đẹp làn da.
- Vitamin K: Đây là một yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu của cơ thể con người. Cùng với đó là việc duy trì cấu trúc khỏe mạnh của xương và răng.
- Natri, Magie và Folate: Những khoáng chất này góp phần quan trọng đối với sự phát triển của tế bào cũng như ADN.
Từ những thành phần dinh dưỡng trong quả dứa, có thể thấy đây là loại quả bổ dưỡng đối với con người. Việc thường xuyên bổ sung món ăn này vào bữa ăn hằng ngày của bạn là vô cùng cần thiết.
Lợi ích của quả dứa đối với sức khỏe
Nhắc đến dứa, chúng ta có thể thấy những lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang đến đó là:
- Giúp tiêu hoá dễ dàng: Dứa rất hữu ích đối với những ai bị suy tuyến tụy, từ đó, không thể tạo ra đủ enzyme tiêu hóa cho cơ thể. Để tăng cường sức mạnh cho hệ tiêu hóa, chúng ta có thể ăn dứa sau bữa ăn hoặc dùng để nấu cùng các món ăn hằng ngày.
- Giảm nguy cơ ung thư: Theo kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, enzyme bromelain bên trong trái dứa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư cực tốt. Trong đó phải kể đến ung thư vú, ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết.
- Tăng cường miễn dịch và kháng viêm: Đây là lợi ích khó có thể chối cãi của dứa đối với con người. Lý do là vì bên trong thành phần của quả dứa có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cũng như các enzyme như bromelain. Nhờ vậy, khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm đối với người dùng sẽ được tăng lên cực kỳ cao.
- Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Enzyme bromelain bên trong thành phần của dứa có đặc tính chống viêm cực kỳ hiệu quả. Nhờ đó, đã được các nhà khoa học sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Ngoài ra còn rất nhiều những lợi ích khác của trái dứa như: giúp xương chắc khỏe, giữ nướu và răng khỏe mạnh, ngăn ngừa cao huyết áp, ngừa ho và cảm lạnh, giảm cân, giảm buồn nôn…
Cách sử dụng quả dứa
Có nhiều cách sử dụng quả dứa khác nhau. Tùy theo nhu cầu của mình, mỗi người sẽ lại có cách để thưởng thức món ăn này theo cách của riêng mình. Phổ biến nhất là ăn dứa trực tiếp. Tuy nhiên, vì hàm lượng axit trong loại quả này cực cao. Cho nên khi ăn, bạn không nên ăn quả nhiều một lúc. Chúng sẽ khiến bạn bị rát lưỡi hoặc bỏng miệng.
Bên cạnh đó, dứa cũng là một nguyên liệu để làm nước trái cây, mứt, thạch, xà lách, kem, bánh, và bánh nướng với hương thơm cũng như mùi vị vô cùng đặc trưng.
Có thể khẳng định, quả dứa là loại trái cây cực kỳ tốt đối với sức khỏe con người. Bạn hãy sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả như mong muốn nhé.