Quả chuối với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời không phải ai cũng biết

Chuối là loại trái cây không còn xa lạ với tất cả mọi người. Chúng không chỉ hấp dẫn với hương vị mà còn là nguồn dinh dưỡng cực kỳ dối dào. Theo thống kê, nhu cầu xuất khẩu chuối trên toàn thế giới lên đến 18 triệu tấn. Một nửa trong số đó là đến thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Điều này cho thấy sức hút của quả chuối là không hề nhỏ và sẽ thật đáng tiếc nếu bạn hỏ qua.

Chuối là loại trái cây quen thuộc với người dùng
Chuối là loại trái cây quen thuộc với người dùng

Nguồn gốc của cây chuối

Chuối là loại cây thân thảo thuộc họ thực vật Musa. Chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Úc. Hiện nay, giống cây này được trồng ở ít nhất 107 quốc gia trên toàn thế giới.

Quả chuối khá đặc biệt khi mọc theo buồng. Mỗi buồng chuối sẽ gồm nhiều nải khác nhau. Trong các nải, từng quả sẽ lại được xếp ngay ngắn và đẹp mắt theo thứ tự.

Cây chuối trưởng thành có thể cao đến 8m. Những chiếc lá mọc ta thân với bản rộng tới 60cm và chiều dài lên đến 3m.

Thân cây được gọi là giả hành (thân giả) bởi chúng được kết lại bởi các bẹ lá. Một khóm chuối sẽ có nhiều giả hành khác nhau. Chúng phát triển hoàn toàn độc lập, vì thế, một giả hàn chế hoàn toàn không ảnh hưởng đến những giả hành khác. Từ nơi đó sẽ lại mọc lên một mầm giả hành thay thế.

Tuỳ vào nhu cầu của người dùng, chuối sẽ được trồng và thu hoạch theo những cách khác nhau. Đối với người Việt, bất cứ bộ phận nào của cây chuối cũng có thể sử dụng được.

Chúng được trồng phổ biến trên toàn thế giới
Chúng được trồng phổ biến trên toàn thế giới

Thị trường tiêu thụ hiện nay

Chuối được trồng phổ biến trên thế giới và thị trường tiêu thụ cũng rộng khắp. Nhiều năm trước, chuối được sử dụng để chống đói tại các đảo Thái Bình Dương và hiện đây chính là nguồn calo được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Rượu, bia, rượu và giấm cũng có thể được sản xuất từ chuối. Trong đó, người Polynesia Pháp đã sản xuất giấm từ chuối nhiều năm nay.

Ở Philippines cũng như Hawaii, hoa chuối giống Saba và Dippig được dùng để nấu ăn. Bản thân chồi chuối cũng có thể được ăn như một loại rau nhưng bắt buộc phải nấu chín để không còn vị đắng.

Các giống chuối Popoulu, Maoli và Iholena ở Hawaii, hoa đực sẽ tạo ra mật ngọt tựa như thạch. Người dân bản địa thường lấy cho trẻ sơ sinh ăn.

Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng tro từ lá chuối bị cháy và giả hành để làm nguyên liệu cho món cà ri và thay thế cho muối.

Các nước trong khu vực Thái Bình Dương dùng thân cây chuối lót đáy lò giúp cung cấp hơi nước khi nấu ăn. Nhiều giống chuối còn được chuyển hoá để làm cây cảnh trang trí.

Đối với người Việt Nam, chuối không chỉ đơn thuần được ăn sống mà chúng còn được ăn cùng bánh, các loại hạt, sữa chua… Hoặc sử dụng để làm các loại bánh pudding, bánh mì…

Lá chuối được dùng để gói bánh cả dưới dạng lá khô và lá tươi. Hoa chuối dùng để ăn làm nộm, nấu canh, ăn lẩu… Quả chuối xanh cũng là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn nhờ vào hướng vị thơm ngon, bùi bùi như khoai.

Các món ăn từ củ chuối còn trở thành đặc sản khi nấu cùng trạch, ốc, ếch, lươn. Thân cây chuối non cũng được bày bán trong siêu thị và được các bà nội trợ sử dụng để làm nộm, món xào…

Nguyên liệu của nhiều món ăn khác nhau
Nguyên liệu của nhiều món ăn khác nhau

Thành phần dinh dưỡng có trong quả chuối

Có thể thấy, quả chuối nói riêng và cây chuối nói chung được sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lý do là bởi trong loại quả này có chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Cụ thể, trong 100g chuối có chứa:

  • 89 calo
  • 75% nước
  • 1 gam protein
  • 8 gam carbohydrate
  • 2 gam đường
  • 6 gam chất xơ
  • 3 gam chất béo.

Ngoài ra, bên trong thành phần của chuối còn có thêm các loại vitamin A, C, E, K, B6, B12. Các chất alpha carotene, axit pantothenic, betaine beta carotene, niacin, riboflavin, lutein, zeaxanthin, thiamin, folate và choline. Không thể không kể đến các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, kẽm, mangan, phốt pho, natri, magiê, sắt, florua, đồng và selen.

Hàm lượng dinh dưỡng trong quả chuối
Hàm lượng dinh dưỡng trong quả chuối

Lợi ích sức khỏe từ quả chuối mang lại

Từ tập hợp các dưỡng chất trên, có thể thấy được những lợi ích mà chuối mang đến cho sức khoẻ đó là:

  • Cải thiện thị lực: Trong thành phần của chuối có chứa các chất tiền vitamin A và C là beta caroten. Khi vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hoá thành vitamin A rất tốt cho sức khoẻ của mắt.
  • Cải thiện sức khoẻ hệ tim mạch: Vitamin B6, chất oxy hoá trong chuối hỗ trợ cải thiện sức khoẻ tim mạch của người dùng nhờ vào việc điều hoà lượng cholesterol trong máu.
  • Cải thiện tiêu hoá: Mỗi lần cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, bạn chỉ cần ăn một quả chuối sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Lý do là vì trong chuối có chứa prebiotic giúp tăng khả năng xử lý thức ăn của đường ruột.
  • Phòng ngừa ung thư: Chuối có chứa Delphinidin có tác dụng ức chế sự tiến triển của khối u giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Với vô vàn các công dụng như trên, có thể khẳng định, quả chuối là nguồn thực phẩm quý mà bạn không nên bỏ qua. Hãy lựa chọn và sử dụng phù hợp để đảm bảo tốt cho sức khoẻ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *